Ảnh (baoxaydung.com.vn)
Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh, với diện tích tự nhiên chiếm tới 16,5% diện tích cả nước, nằm ở vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông dương và là nơi giao cắt nhiều tuyến giao thông quan trọng của quốc gia như đường Hồ Chí Minh; có 5 cửa khẩu trong đó 2 của khẩu quốc tế Bờ Y, Lệ Thanh. Tây Nguyên có trữ lượng đất bazan lớn để phát triển cây công nghiệp; là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt quặng bô xít. Do đặc điểm địa lý nhiều đồi núi, độ dốc lớn, lại nằm trên lưu vực 3 hệ thống sông lớn nên Tây Nguyên còn có tiềm năng thủy điện rất lớn; bên cạnh đó cảnh quan tự nhiên phong phú, giá trị văn hóa dân tộc phong phú cũng là những lợi thế để Tây Nguyên phát triển tiềm năng du lịch của mình.
Theo đó, mục tiêu của đồ án là cụ thể hóa mục tiêu quy hoạch chiến lược của quốc gia, vùng Tây Nguyên và các tỉnh trong vùng. Hình thành không gian kinh tế liên tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng có sự gắn kết, chia sẻ, hợp tác cùng phát triển.
Đồ án xây dựng tầm nhìn đến năm 2030, Tây Nguyên sẽ trở thành một cao nguyên xanh – có môi trường sinh thái vền vững, giàu về kinh tế, vững về chính trị, phát triển nhanh văn hóa – xã hội, mạnh về an ninh quốc phòng, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc…
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh, Chủ tịch Hội đồng cơ bản nhất trí với ý kiến của chuyên gia phản biện, thành viên Hội đồng thẩm định. Thứ trưởng nhấn mạnh: Về hiện trạng vùng Tây Nguyên, đề nghị tư vấn cần phải đánh giá rõ hơn về tiềm năng, các dự án hiện nay mà các tỉnh đã thực hiện.
Việt Lãm: tổng hợp.